Khái niệm vòng bi
Vòng bi Bạc đạn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống vậy nên nếu vòng bi bị hư và không được thay thế sẽ dẫn đến việc làm hỏng các bộ phận liên quan, gây mất nhiều chi phí sửa chữa thiệt hại về năng suất sản phẩm định mức. Đặc biệt, chúng còn có thể làm cho xe trở nên nặng hơn và làm hỏng mòn trục hay thậm chí là có thể làm hỏng nồi vòng bi.
VÒNG BI BẠC ĐẠN LÀ GÌ?
Vòng bi có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và các chi tiết quay, đảm bảo chuyển động quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết trên. Các thuật ngữ tương đương của Vòng bi có thể sử dụng những từ như Bạc Đạn, Ổ bi, Ổ Lăn, Ổ Đỡ…vv. Nó đếu nhắc đến 1 sản phẩm gọi chung là “Vòng bi”. Vòng bi có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và các chi tiết quay, đảm bảo chuyển động quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết trên.Đây chính là chi tiết chuyển động cơ khí rất quan trọng. Và thường thì chúng được gọi là bạc đạn vì để phân biệt nó với bạc dầu- một loại ổ trượt. Bên trong của vòng bi bạc đạn là các ổ trượt có các cục đạn có hình cầu hoặc hình trụ thằng hoặc trụ côn nhằm để tạo ma sát lăn cho ổ trượt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tải trọng mà vòng bi gánh chịu đều giống nhau. Có hai loại vòng bi có lực tải trọng khác nhau đó là radial load (tải trọng hướng kính) và axial hay thrust load (tải trọng hướng trục). Những chiếc vòng bi giúp cho trục hoặc khung có khả năng chuyển động tự do trong một trục quay. Tải trọng mà vòng bi chịu đựng sẽ theo hai hướng cơ bản. Tải trọng hướng kính sẽ hoạt động góc bên phải ổ trục (trục quay của vòng bi), ta có thể hiểu là lực tác dụng đến chu vi của chi tiết thông qua bán kính. Tải trọng hướng trục thì hoạt động song song với ổ trục quay (lực tác dụng lên trục máy). Đa số vòng bi đảm nhận cả hai loại tải trọng hướng kính và hướng trục.
CẤU TẠO CỦA VÒNG BI BẠC ĐẠN
Một vòng bi bạc đạn sẽ bao gồm có 4 bộ phận chính là: vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng phân cách. Ngoài ra, vòng bi công nghiệp còn có thêm một bộ phận nữa chính là phớt.
Trong đó:
1. Vòng ngoài và vòng trong
- Một vòng bi bạc đạn sẽ có vòng ngoài được lắp cố định với vỏ máy. Và vòng trong sẽ được lắp cố định với trục máy. Thêm vào đó, tùy vào từng loại bi mà mặt phía bên trong của vòng bi còn có rãnh hình cầu hoặc hình trụ côn
2. Con lăn
- Các vòng bi bạc đạn khác nhau sẽ có các con lăn khác nhau. Vậy nên cứ mỗi loại con lăn sẽ lại ứng với mỗi loại vòng bi khác nhau. Vật liệu làm con lăn phụ thuộc vào tải trọng tác động, tuy nhiên thành phần đặc trưng chủ yếu là các thép carbon chứa một lượng crom, mangan nhất định.
- Trong đó, có một số con lăn thông dụng như: con lăn cầu (vòng bi cầu), con lăn tang trống (vòng bi tang trống), con lăn hình côn (vòng bi côn), con lăn trụ (vòng bi trụ) và con lăn hình kim (vòng bi kim)…
3. Vòng phân cách
- Vòng phân cách chính là thứ có tác dụng là dùng để định vị viên bi tại những khoảng cách cố định giữa các rãnh bi. Thông thường thì sẽ có 3 loại chính, đó là vòng cách bằng thép, bằng đồng và bằng nhựa.
- Tùy vào từng chất liệu của vòng cách nên chúng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong công việc cũng vậy, tùy vào ứng dụng cụ thể mà người dùng sẽ có các cách chọn loại vòng cách phù hợp.
4. Phớt
- Ngoài 4 bộ phận chính trên thì một số loại vòng bi sẽ được trang bị thêm với mục đích giữ mỡ và chắn bụi. Cũng tùy thuộc vào từng ứng dụng, mà phớt sẽ được chọn làm từ sắt hoặc nhựa.
- Do nhu cầu sử dụng các loại máy khác nhau nên các hãng đã sản xuất ra các vòng bi có hình dạng khác nhau để có thể đáp ứng được chức năng sử dụng khác nhau. Nhằm tối ưu hóa sức tải của vòng bi đó là: Bi cầu, con lăn tang trống đối xứng, con lăn tang trống không đối xứng, con lăn hình trụ, con lăn hình kim, con lăn hình côn…
PHÂN LOẠI VÒNG BI BẠC ĐẠN
1. Theo hình dạng con lăn
- Bi
- Đũa trụ ngắn, đũa trụ dài
- Đũa côn
- Đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng
- Đũa kim
- Đũa xoắn
2. Theo khả năng chịu tải trọng
- Ổ đỡ: Chỉ chịu tải trọng hướng tâm và một phần lực dọc trục (ổ bi đỡ), hoặc chỉ chịu được tải trọng hướng tâm (ổ đũa trụ ngắn).
- Ổ đỡ chặn: Chịu tốt cả tải trọng hướng tâm và lực dọc trục (ổ bi đỡ chặn, ổ đũa côn đỡ chặn)
- Ổ chặn đỡ: Chủ yếu chịu tải trọng dọc trục, đồng thời một phần tải trọng hướng tâm
- Ổ chặn: Chỉ chịu tải trọng dọc trục
3. Theo số dãy con lăn
- Ổ một dãy
- Ổ hai dãy
- Ổ bốn dãy
4. Theo kích thước ổ
- Ổ siêu nhẹ
- Ổ đặc biệt nhẹ
- Ổ nhẹ
- Ổ nhẹ rộng
- Ổ trung
- Ổ trung rộng
- Ổ nặng
5. Theo khả năng tự lựa
- Có khả năng tự lựa
- Không có khả năng tự lựa